Logo Website

TINH DẦU TRÀM TRÀ

06/08/2020
Tinh dầu Tràm trà có nguồn gốc: Từ cây Melaleuca alternifolia (Maiden & Betche) Cheel; Họ Sim (Myrtaceae). Tinh dầu tràm được dùng để xoa bóp ngoài làm nóng chữa đau khớp, chân tay nhức mỏi. Tinh dầu tràm pha trong dầu thầu dầu với tỉ lệ 5-10% dùng nhỏ mũi để sát khuẩn, chống cúm, ngạt mũi.

TINH DẦU TRÀM TRÀ

1. Tên tiếng anh:

Tea tree oil, Melaleuca oil

2. Nguồn gốc: 

Từ cây Melaleuca alternifolia (Maiden & Betche) Cheel; Họ Sim (Myrtaceae)

3. Thành phần hóa học chính:

- Terpinen-4-ol (>30%), γ-Terpinene (>10%), α-Terpinene (>5%), Cineol (Cajeputol, eucalyptol) (>5%)

4. Tác dụng chính:

- Tinh dầu tràm được dùng để xoa bóp ngoài làm nóng chữa đau khớp, chân tay nhức mỏi. 

- Tinh dầu tràm pha trong dầu thầu dầu với tỉ lệ 5-10% dùng nhỏ mũi để sát khuẩn, chống cúm, ngạt mũi. 

- Còn dùng tinh dầu tràm pha vào nước với nồng độ 0,2% để rửa vết thương. Chấm tinh dầu tràm vào lỗ răng sâu, làm đỡ sâu răng. 

- Các thành phần tan trong nước của tinh dầu tràm trà là terpinen-4-ol, α-terpineol and 1,8-cineole, giúp kháng khuẩn và ức chế các tác nhân hóa học của quá trình gây viêm, dị ứng 

- Tinh dầu tràm còn có thể sử dụng làm thuốc xua đuổi muỗi, với ưu điểm hơn tinh dầu sả vì ít bay hơi hơn, và diệt bọ chét, chấy rận (Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc, tập 2, 2002, trang 994).

- Từ năm 2008 tinh dầu tràm (tràm gió và tràm trà) cũng được Bộ Y tế cho vào danh mục thuốc thiết yếu dành cho y tế cơ sở để kiểm soát bệnh địa phương (DM TTY của BYT). 

- Tinh dầu tràm cũng là một trong số ít tinh dầu tự nhiên có thể sử dụng cho trẻ nhỏ.

- Tinh dầu tràm có tác dụng kháng khuẩn tốt: hơn 25 loại vi khuẩn và nấm đã được xác định.

- Ngày nay, đã có nhiều công trình khoa học ở cấp Bộ Y tế, cấp Nhà nước nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn của α-Terpineol từ tinh dầu tràm gió. Một nghiên cứu của OPODIS pharma (thực hiện tại Viện Pasteur TP.HCM năm 2008) cho thấy dầu thuốc sử dụng α-Terpineol tự nhiên chiết xuất từ dầu tràm gió có tác dụng ức chế virus cúm H5N1. Đây cũng là một trong các thành phần có hàm lượng cao (>10%) trong tinh dầu tràm trà.

5. Đặc điểm vật lý:

Cảm quan: chất lỏng không màu đến màu vàng nhạt

Trọng lượng riêng: 0,885 đến 0,906 ở 25.0 ° C.

Độ tan: chỉ tan ít trong nước và có thể trộn với dung môi không phân cực

6. Độc tính: 

Độc tính theo đường uống: có thể gây độc nếu nuốt phải, bằng chứng là các nghiên cứu với động vật và từ các trường hợp ngộ độc ở người. Liều gây chết 50% cho TTO trong mô hình chuột là 1,9 đến 2,6 ml / kg; chuột dùng với liều 1,5 g / kg xuất hiện lờ đờ và mất điều hòa. 

Không có trường hợp tử vong hoặc để lại bất kỳ di chứng nào khi sử dụng tinh dầu tràm trà theo đường uống ở trẻ em và người lớn.

Độc tính đối với da: Có thể gây ra cả phản ứng kích ứng và dị ứng được gây ra chủ yếu bởi các thành phần có tính oxy hóa cao trong tinh dầu, thường xảy ra khi tinh dầu đã hết hạn dùng hoặc do lưu trữ không đúng cách.

Không có bằng chứng kích ứng da nào trong thử nghiệm trên con thỏ (có da còn nguyên vẹn hoặc đã bị trầy xước), chuột lang và con người. Một nghiên cứu trên 217 người tình nguyện từ một phòng khám da liễu đã được thử nghiệm sử dụng dung dịch chứa nồng độ 10% tinh dầu tràm như không tìm thấy phản ứng kích thích nào. 

7. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Đỗ Tất Lợi (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam, tập 2, trang 990-994, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

2. Hart, P. H., Brand, C., Carson, C. F., Riley, T. V., Prager, R. H., & Finlay-Jones, J. J. (2000). Terpinen-4-ol, the main component of the essential oil of Melaleuca alternifolia (tea tree oil), suppresses inflammatory mediator production by activated human monocytes. Inflammation Research, 49(11), 619-626.

3. Carson, C. F., Hammer, K. A., & Riley, T. V. (2006). Melaleuca alternifolia (tea tree) oil: a review of antimicrobial and other medicinal properties. Clinical microbiology reviews, 19(1), 50-62.

Nguồn: Lê Thiên Kim